Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiểu (tiết niệu) (NTĐT) là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến một phần của đường tiết niệu. Với trường hợp ảnh hưởng đến đường tiết niệu dưới thì được biết đến như là một nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang) và khi ảnh hưởng đến đường tiết niệu trên được gọi là nhiễm trùng thận (viêm bể thận). Các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang bao gồm đau khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, và cảm thấy buồn tiểu mặc dù bàng quang đang trống rỗng. Ngoài các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu dưới triệu chứng, nhiễm trùng thận bao gồm thêm các triệu chứng như sốtđau mạn sườn. Hiếm khi nước tiểu có thể xuất hiện máu. Đối với các trường hợp mới nhiễm trùng thì triệu chứng có thể mơ hồ hoặc không cụ thể.Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh là do vi khuẩn Escherichia coli, mặc dù vậy, các loại vi khuẩn hay các loài nấm khác cũng có thể là nguyên nhân. Yếu tố nguy cơ bao gồm phụ nữ, quan hệ tình dục, bệnh tiểu đường, béo phì, và tiền sử gia đình. Tuy quan hệ tình dục là một yếu tố nguy cơ nhưng nhiễm trùng đường tiểu không thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục(STIs). Nhiễm trùng thận, nếu xảy ra, thường là sau một nhiễm trùng bàng quang nhưng cũng có thể do một nhiễm trùng máu. Chẩn đoán ở phụ nữ trẻ khỏe mạnh có thể dựa vào các triệu chứng đơn thuần như trên. Ở những người có triệu chứng mơ hồ, thì việc chẩn đoán có thể khó khăn bởi vì vi khuẩn có thể hiện diện hoặc không từ một bệnh nhiễm trùng. Trong trường hợp phức tạp hoặc nếu điều trị thất bại, một xét nghiệm tìm vi khuẩn trong nước tiểu có thể hữu ích.Trong trường hợp không có biến chứng, nhiễm trùng đường tiểu được điều trị ngắn hạn bằng kháng sinh như nitrofurantoin hoặc trimethoprim/sulfamethoxazole. Tuy nhiên tình trạng kháng kháng sinh trong điều trị ngày càng tăng. Một số trường hợp phức tạp hơn thì cần sử dụng thuốc kháng sinh dài hạn qua đường tĩnh mạch. Nếu các triệu chứng vẫn không cải thiện trong hai hoặc ba ngày, xét nghiệm chẩn đoán hơn nữa có thể là cần thiết. Phenazopyridine có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng. Với những người có vi khuẩn hoặc tế bào bạch cầu trong nước tiểu nhưng không có triệu chứng, việc dùng kháng sinh nói chung là không cần thiết, mặc dù trong thời kỳ mang thai là một ngoại lệ. Đối với những người bị nhiễm trùng thường xuyên, kháng sinh ngắn hạn có thể được thực hiện ngay sau khi các triệu chứng bắt đầu hay kháng sinh dài hạn có thể được sử dụng như một biện pháp phòng ngừa.Bệnh thường gặp xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này. Đường tiểu, hay đường tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản (hai ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang), bàng quang (hay bọng đái), và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo để ra ngoài khi tiểu). Bình thường nước tiểu vốn vô trùng. Cấu tạo đặc biệt ở vị trí niệu quản gắn vào thành bàng quang có tác dụng như một van chống trào ngược nhằm ngăn ngừa nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Dòng chảy của nước tiểu cũng là một lực cơ học giúp tống xuất vi khuẩn nếu chúng xâm nhập vào đây. Tất cả các đối tượng đều có thể mắc nhiễm trùng đường tiểu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhiễm trùng đường tiết niệu http://womenshealth.about.com/cs/bladderhealth/a/U... http://www.diseasesdatabase.com/ddb13657.htm http://www.emedicine.com/emerg/topic625.htm http://www.emedicine.com/emerg/topic626.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=599.... http://www.mayoclinic.com/health/urinary-tract-inf... http://www.mayoclinic.com/health/urinary-tract-inf... http://www.urologychannel.com/uti/causes.shtml http://www.urologychannel.com/uti/index.shtml //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2020/MB_cgi?field=uid&t...